Những lỗi thường gặp của tài xế khi sử dụng và lái xe ô tô

Trong khoảng thời gian đầu khi sử dụng và lái xe, sử dụng xăng cao cấp, nhầm lẫn chân ga với chân phanh… là những lỗi thường gặp ở xế mới, biểu hiện của việc thiếu kinh nghiệm cũng như tâm lý lo ngại.

Cầm vô lăng sai cách

Nhiều người thường có thói quen cầm vô lăng quá thấp trong khi lái xe. Các nhà sản xuất khuyến cáo tay lái không được hướng vào đầu mà nên hướng vào vị trí xương ức với khoảng cách 25 – 30 cm. Lý tưởng nhất là đặt cả hai tay lên vô lăng, tay trái hướng ở vị trí 9 giờ trên đồng hồ, tay phải hướng 3 giờ và hãy giữ tư thế ngồi thẳng.24h-cacloi-4-1541982933-918-width659height447

Không thắt dây an toàn

Dây an toàn là dụng cụ bảo vệ lái xe trong quá trình xe di chuyển, có tác dụng cố định người ngồi trong xe trong trường hợp va chạm xảy ra. Tuy nhiên, nhiều tài xế Việt vẫn thường hay bỏ qua công đoạn cài dây an toàn mỗi khi lên xe. Điều này khiến họ dễ bị thương vong hơn nếu chẳng may va chạm xảy ra

24h-cacloi-5-1541982933-744-width659height371

Quên chỉnh gương, hạ tay phanh

24h-cacloi-6-1541982933-891-width660height413

Theo ông Duy Thịnh, một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo lái ô tô, cho biết: “Với tâm lý làm sao cho xe di chuyển, một số “tài mới” khi bước vào xe thường quá tập trung vào vô lăng, cần số, chân ga hay hệ thống giải trí mà bỏ qua việc chỉnh gương chiếu hậu. Điều này, dẫn đến tìm nhìn bị hạn chế, tài xế khó có thể bao quát xung quanh gây nguy hiểm khi lưu thông khi góc quan sát không được đảm bảo”.
Trong khi đó, một “tài mới” cũng thừa nhận, không ít lần cho xe lăn bánh, cảm nhận thấy độ nặng của xe khi vào ga hay qua hệ thống đèn kèm âm thanh cảnh báo mới phát hiện ra mình quên hạ phanh tay.
Việc này, theo anh Đinh Viết Quang – Giám đốc dịch vụ Sài Gòn Ford, nếu diễn ra thường xuyên rất dễ làm hư hỏng hệ thống phanh, bởi ma sát lớn giữa má phanh và tang trống sẽ sinh nhiệt khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy. Vì vậy, để đảm bảo góc quan sát, hạn chế điểm mù khi lái xe, đồng thời tránh hư hỏng cho hệ thống phanh tay, “tài mới” nên tập thói quen thực hiện tuần tư các bước: chỉnh ghế lái, chỉnh gương, thắt dây an toàn, hạ phanh tay… rồi mới cho xe di chuyển.

Đỗ xe lệch bánh

Đỗ xe sát vỉa hè hay đỗ bánh trên vỉa hè, bánh dưới lòng đường là những kiểu đỗ xe thường gặp tại Việt Nam bởi điều kiện đường sá chật chội, phương tiện đông đúc. Lỗi nhiều tài xế có thể gặp là khi canh xe để đỗ sát vào vỉa hè đã vào quá sát, dẫn tới lốp xe một nửa dưới lòng đường, một nửa trên vỉa hè như ảnh dưới đây.

Khi đỗ kiểu này, áp lực dồn lên lốp không đều, phần thành lốp ở phía trên bờ nghiêng chịu áp lực lớn, đè lốp biến dạng. Trong thời gian ngắn thì kiểu đỗ này có thể chưa gây hại, nhưng nếu nhiều lần như vậy và đỗ trong thời gian dài, chỗ phù trên lốp sẽ không thể đàn hồi trở lại hình dạng ban đầu.

24h-cacloi-7-1541982933-198-width660height495

Không quan tâm tới đèn cảnh báo tại bảng táp lô

Khi phát hiện một ký hiệu nào đó tại bảng táp lô đột nhiên phát sáng, hãy lập tức kiểm tra vấn đề nào đang xảy ra đối với xe. Nếu không nắm hết ý nghĩa các thông số này, bạn có thể tra cứu trên mạng hoặc cẩm nang hướng dẫn sử dụng ôtô. Rất nhiều tài xế, kể cả những người lái xe lâu năm và những lái mới thường lờ đi các dấu hiệu cảnh báo về dầu phanh, nước làm mát, lọc gió, hay hệ thống điều hòa… khiến tuổi thọ của xe giảm đi nhanh chóng.

24h-cacloi-2-1541982933-532-width660height371

Không bật xi nhan khi chuyển làn hướng, đổi hướng

Một việc tưởng chừng đã trở thành thói quen khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhưng trong thực tế không ít “tài mới” thường hay mắc phải khi lái ô tô hằng ngày. Việc “lái mới” quên bật đèn tính hiệu hay bật quá bất ngờ khi cho xe chuyển làn đường, chuyển hướng không chỉ gây nguy hiểm cho chính bản thân mà rất dễ gây tai nạn cho những phương tiện khác cùng tham gia giao thông.

Trả số về N khi dừng đèn đỏ (với xe số tự động)

Nếu đổi số từ N sang D rồi đạp chân ga khi đèn xanh bật thì rất dễ bào mòn hộp số và hệ truyền động. Vậy nên nếu ai hay đổi số như trên thì nên chạy xe số sàn, thay vì số tự động. Ngoài ra, cần chú ý là nếu chuyển về số D khi dừng đèn thì sẽ hạn chế tốn nhiên liệu.

Chuyển đổi giữa số lùi, số tiến khi xe chưa dừng hẳn

Đây là lỗi mà nhiều “lái mới” thường mắc phải khi lái xe. Thông thường việc chuyển đổi giữa các chế độ số lùi và số tiến thường được sử dụng nhiều khi đỗ xe trong những khu vực có không gian hẹp.

Một số “lái mới” thường có thói quen rà phanh nhưng khi xe chưa dừng hẳn đã chuyển cần số cần số từ D về R hay ngược lại nhằm “rút ngắn thời gian” và “thao tác nhanh gọn” hơn. Thói quen này nếu xảy ra thường xuyên sẽ làm hư hại cho hộp số.

Quên tắt đèn, hệ thống điều hoà khi rời khỏi xe

Đây được xem là lỗi phổ biến mà các tài mới thường mắc phải. Mọi việc tưởng chừng đơn giản khi chỉ cần thực hiện vài thao tác, thế nhưng vẫn không ít tài xế, khi rời khỏi xe mới vẫn quên tắt hệ thống đèn pha hay điều hòa.

Trường hợp này nếu đỗ xe lâu ngày không hoạt động sẽ khiến cho bình điện bị cạn kiệt. Vì vậy, để tránh gặp phải tình huống này, trước khi đỗ xe, tài xế nên tập thói tắt điều hòa và đèn chiếu sáng trên xe.

Nhầm giữa chân ga, chân phanh

nham-lan-chan-ga-va-chan-phanh

Không ít vụ tai nạn xảy ra khi lái xe nhầm lẫn giữa chân ga và chân phanh. Ảnh minh họa

Một số lái mới, đặc biệt là những người chuyển từ ô tô số sàn sang sử dụng xe số tự động đã không ít lần đạp nhầm chân ga, chân phanh. Trong thực tế, đã có không ít vụ tai nạn xảy ra khi lái xe thao tác nhầm giữa chân ga, chân phanh.

Đây quả thực là một sự nhầm lẫn tai hại của các tài mới. Vì vậy, để tránh gặp phải lỗi này, lái xe nên làm quen thao tác chân phanh, chân ga khi xe chưa khởi động. Khi lái xe, gót chân phải luôn đặt sát sàn xe, tạo tư thế bàn chân thoải mái để có thể chuyển đổi giữ ga, phanh theo hình chữ V. Khi không vào ga, nên đặt hờ ở chân ở bàn đạp phanh.

Không thắt dây an toàn khi ngồi ở hàng ghế sau

Trước đó, đã có khá nhiều video cũng như cảnh báo về việc không thắt dây an toàn ở ghế sau sẽ nguy hiểm ra sao. Đặc biệt trong các tình huống xe bị lăn tròn, bạn có thể bị chấn thương nặng hoặc trở thành con thoi đập vào người ở ghế trước.

Không thắt dây an toàn cho ghế sau sẽ gây nguy hiểm khi gặp tai nạn

Thay dầu nhờn quá sớmthay-dau-qua-som

Cần tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất. Ảnh minh họa

Thông thường, việc thay dầu nên được thực hiện khi xe đạt mốc 4.800 km, tuy nhiên từ các lần sau bạn nên thay mỗi 12.000 km/lần. Việc thay dầu sớm dĩ nhiên không khiến xe bị hỏng nhưng lại khiến bạn tốn bộn tiền và thời gian. Đặc biệt là khi xe đời mới thường yêu cầu thay dầu mỗi 12.000 km. Thậm chí, có một số hãng dầu thậm chí còn khuyến cáo chỉ nên thay sau 24.000 km. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên thay dầu theo yêu cầu từ nhà sản xuất xe.

Sử dụng xăng cao cấp

Đối với một số dòng xe có hệ số nén cao thì việc dùng xăng thường sẽ khiến xe bị kích nổ sớm và giảm công suất. Trong khi đó, nếu xe có hệ số nén thấp mà dùng xăng cao cấp thì tuy không hại nhưng cũng không tăng hiệu suất, chỉ tổ tốn tiền. Vậy nên, lời khuyên là bạn nên chọn đúng loại xăng cho đúng loại xe, tránh phung phí tiền bạc.

Theo Huy Nguyen (Khám Phá)