Lỗi thay đổi kết cấu xe ô tô được quy định:
Thứ nhất, đối với việc “tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe” cũng chính là việc “tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe” không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, việc “Thay đổi kích thước thành thùng xe” và “Thay đổi tổng thành khung,tổng thành máy” đều được hiểu là “tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe” không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, việc áp dụng xử phạt hành vi vi phạm nêu trên theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:
– Trường hợp lái xe là chủ xe thì xử phạt vi phạm đối với chủ xe theo quy định tại khoản 3 Điều 74 như sau và điểm a khoản 7 Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý thay đổi tổng thành khung; tổng thành máy; hệ thống phanh; hệ thống truyền động; hệ thống chuyển động hoặc tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, kích thước của xe không đúng thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tự ý thay đổi tính năng sử dụng của xe”;
“Điều 74. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Đối với những hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này mà có đối tượng bị xử phạt là cả chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện hoặc nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe vi phạm, thì bị xử phạt theo quy định đối với chủ phương tiện vi phạm”.
– Trường họp lái xe không phải là chủ xe thì xử phạt vi phạm đối với lái xe theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 và xử phạt vi phạm đối với chủ xe theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe; tự ý lắp thêm ghế trên xe vận chuyển khách”.
Như vậy, việc hàn gắn vật liệu để nâng cao thành thùng xe (nhằm chở vật liệu được nhiều) trong trường hợp bạn vừa là chủ xe vừa là người lái xe sẽ được xử phạt theo điểm khoản 3 Điều 74 như sau và điểm a khoản 7 Điều 30 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.