Theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa sử dụng xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do Sở giao thông vận tải cấp. Đặc biệt là đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc phải có phù hiệu xe tải do sở giao thông vận tải cấp. Đối với xe tải có trọng tải từ 10 tấn trở lên thì từ 1/1/2016 bắt buộc phải có phù hiệu xe

Việc gắn phù hiệu cho xe là cần thiết, có thể nói khi phượng tiện xe lưu thông trên đường cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ dễ dàng nhận biết phương tiện xe đó của ai, của đơn vị nào, có đăng ký giấy phép kinh doanh đúng quy định chưa. Giúp ích rất nhiều cho quá trình kiểm tra, kiểm soát phương tiện lưu thông trên mọi nẽo đường, tuyến đường một cách dễ dàng trong thực tế hiện tại lưu lượng các chủ doanh nghiệp sử dụng phương tiện xe tải, xe Rơ Móc, xe kéo… ngày càng phổ biến và gần như đây là phượng tiện trọng yếu trọng việc kinh doanh nhờ vào xe vận tải.

Kết quả hình ảnh cho mức phạt xe không có phù hiệu

Mức phạt xe không có phù hiệu

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm”
– Chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trên 40% đến 60% đối với xe có trọng tải dưới 5 tấn, trên 30% đến 50% đối với xe có trọng tải từ 5 tấn trở lên và xe xi téc chở chất lỏng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
b) Điều khiển xe quá thời gian quy định;
c) Điều khiển xe không có phù hiệu hoặc có nhưng đã hết hạn đối với loại xe quy định phải có phù hiệu.”Ngoài ra, sẽ bị tước Giấy phép lái xe 02 tháng.

Đối với một doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ mà kinh doanh dựa vào xe vận tải là chủ yếu thì việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, cũng như không chấp hành quy định của Bộ giao thông Vận Tải thì ngoài vấn đề bị xử phạt theo quy định của pháp luật còn làm ảnh hưởng rất nhiều vấn đề khác liên quan trong giao thông đường bộ như :
– Không chấp hành theo quy định buộc cơ quan chức năng phải mời vào xử lý ảnh hưởng đến lộ trình giao thông của phương tiện khác phía sau đang lưu thông trên đường
– Quản lý, kiểm soát phương tiện xe lưu thông trên đường gây khó khăn cho các cơ quan chức năng
– Điều khiển xe quá thời gian quy định dễ gây tai nạn giao thông, nhất là đối với người đi bộ, xe máy, hay những phương tiện lưu thông khác trong khi họ chấp hành tốt luật lệ giao thông.
– Trong những phương tiện không có phù hiệu xe thì gần như 100% không được kiểm định xe, đồng nghĩa với phương tiện đó chưa đủ những yếu tố cần và đủ để được lưu thông trên đường.
Ngoài ra, đối với tài xế xe chỉ sống nhờ vào phương tiện xe lưu thông, chở hàng hóa, thậm chí làm công ăn lương thì việc Tước giấy phép trong vòng 2 tháng là 1 vấn đề nan giải, mức phạt 3.000.000 đến 5.000.000 đồng không phải là quá nhỏ trong khi để đăng ký phù hiệu cho xe không phải là quá khó khăn và tốn quá nhiều tiền bạc, thời gian.