Theo quy hoạch, Hà Nội dự kiến sẽ di dời 4 bến xe lớn ở khu vực nội đô hiện nay là Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm và Mỹ Đình. Trước mắt, đến năm 2020, hai bến xe lớn là Gia Lâm và Giáp Bát sẽ được di dời trước. Với phương án này, các nhà xe và hành khách sẽ được bố trí về đâu để tiện đi lại?

Hà Nội di dời 4 bến xe, nhà xe và khách về đâu?

Theo quy hoạch, Hà Nội dự kiến sẽ di dời 4 bến xe lớn ở khu vực nội đô hiện nay là Gia Lâm, Giáp Bát, Nước Ngầm và Mỹ Đình. Trước mắt, đến năm 2020, hai bến xe lớn là Gia Lâm và Giáp Bát sẽ được di dời trước. Với phương án này, các nhà xe và hành khách sẽ được bố trí về đâu để tiện đi lại?

Hà Nội di dời 4 bến, nhà xe và khách về đâu?

Theo tờ trình của Sở GTVT Hà Nội, Bến xe liên tỉnh Gia Lâm có quy mô diện tích là 1,45ha. Bến này nằm sâu trong vành đai 3, dự kiến sau năm 2020 sẽ chuyển thành bãi đỗ xe, điểm đầu cuối xe buýt phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến của Bến xe Gia Lâm sẽ được điều chuyển về BX Cổ Bi, BX Đông Anh, BX Nội Bài và BX phía Nam (Ngọc Hồi). Như vậy, hành khách, nhà xe đang hoạt động tại BX Gia Lâm sẽ được di dời về các bến mới nêu trên.

BX Mỹ Đình có diện tích là 3,5ha, bến này nằm cạnh đường vành đai 3, nơi có mật độ dân cư cao, dự kiến sau năm 2025 sẽ chuyển thành bãi đỗ xe, làm điểm đầu cuối xe buýt phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến của BX Mỹ Đình sẽ được điều chuyển về BX Cổ Bi, BX Nội Bài, BX Phùng và BX phía Tây mới. Theo phương án này, các tuyến vận tải đang hoạt động tại BX Mỹ Đình cũng sẽ được phân bổ về các bến lân cận và hành khách sẽ tới các bến này để về quê.

Bến xe Giáp Bát hiện có diện tích là 3,65ha, đây cũng là bến nằm sâu trong vành đai 3, cũng là khu vực có mật độ dân cư, giao thông cao, dự kiến sau năm 2020 bến này cũng được chuyển thành bãi đỗ xe, làm điểm đầu cuối xe buýt phục vụ vận tải hành khách nội đô. Các tuyến xe ở BX này sẽ được điều chuyển về BX Cổ Bi, BX Đông Anh, BX Yên Nghĩa và BX Ngọc Hồi.

Cùng đó, Bến xe Nước Ngầm cũng sẽ được điều chuyển thành đầu mối giao thông công cộng sau năm 2025. Các tuyến ở BX này sẽ được chuyển về BX Cổ Bi và BX phía Nam (Ngọc Hồi). Tờ trình của Sở GTVT TP Hà Nội cho rằng, nguyên tắc bố trí các BX liên tỉnh nằm trên các trục hướng tâm cửa ngõ và vành đai 4 theo các hướng vận chuyển hành khách Đông, Tây, Nam, Bắc. Số BX mới được xây dựng kết hợp với các điểm đầu, cuối của hệ thống buýt công cộng và gần nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị. Mục đích của việc bố trí này là thay thế toàn bộ các bến xe khách hiện có ở khu vực nội đô.