Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có góp ý về đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe và trạm dừng nghỉ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030 trong đó bày tỏ quan điểm khuyến cáo Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài.

Giữ mô hình của các nước phát triển đang thực hiện

Theo quan điểm của Bộ GTVT, Hà Nội không nên đưa toàn bộ các bến xe liên tỉnh ra vành đai 4 mà cần có kết nối phù hợp tuyến cố định với khu vực tiện cận trung tâm, như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản…đã thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.

Song song với quy hoạch các bến xe liên tỉnh vành đai 4, Hà Nội cần quy hoạch giữ ổn định các bến xe liên tỉnh hiện có nằm từ vành đai 3 trở ra (như bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm…) đồng thời nâng cấp hiện đại hóa các bến xe này (áp dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, điều hành bến, tổ chức hiệu quả việc phân luồng giao thông, xem xét nâng cấp thành bến xe nhiều tầng…) đảm bảo phục vụ phù hợp nhu cầu đi lại của nhân dân.

Phía Bộ GTVT cũng cho rằng, Hà Nội không nên xây dựng mới các bến xe liên tỉnh có tính chất sử dụng không lâu dài, chỉ khai thác trong thời gian quá độ (như bến xe Yên Sở được nêu trong quy hoạch) để tránh lãng phí vốn đầu tư và ảnh hưởng đến quỹ đất của thành phố.

“Sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng các bến xe liên tỉnh tại khu vực cửa ngõ đường vành đai 4, Hà Nội cần tổ chức điều chỉnh đồng bộ đối với các bến xe liên tỉnh trong vành đai 4 để kết hợp khai thác hiệu quả vận tải công cộng và vận tải khách theo tuyến cố định”, Bộ GTVT nhìn nhận.

Song song với quy hoạch các bến xe liên tỉnh vành đai 4, Hà Nội cần quy hoạch giữ ổn định các bến xe liên tỉnh hiện có nằm từ vành đai 3 trở ra (như bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm...) đồng thời nâng cấp hiện đại hóa các bến xe này

Song song với quy hoạch các bến xe liên tỉnh vành đai 4, Hà Nội cần quy hoạch giữ ổn định các bến xe liên tỉnh hiện có nằm từ vành đai 3 trở ra (như bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm…) đồng thời nâng cấp hiện đại hóa các bến xe này

Về mạng lưới bãi đỗ xe, Hà Nội xem xét và dự báo nhu cầu đỗ xe tại các bến, bãi đỗ xe xung quanh trục các tuyến vận tải khách công cộng khối lượng lớn để xác định quy mô bãi đỗ xe; khuyến khích để đầu tư mô hình đỗ xe cao tầng, đỗ xe ngầm kết hợp kinh doanh dịch vụ phù hợp, đảm bảo sử dụng quỹ đất hiệu quả và đúng quy định.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đề nghị Hà Nội cần nghiên cứu ý kiến của người dân và tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia, doanh nghiệp để lấy ý kiến về quy hoạch đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe…

Không nên gây xáo trộn

Thời gian qua, Hà Nội vừa thực hiện việc điều chuyển luồng tuyến theo quy hoạch, hiện các nhà xe trong diện phải điều chuyển luồng tuyến mới tạm ổm định và đi vào hoạt động cũng chưa sẵn sàng để tiếp tục bị ảnh hưởng thêm.

Việc điều chuyển bến xe liên tỉnh ra hết vành đai 4 chẳng khác nào mở cửa cho xe dù đại náo nội đô.

Việc điều chuyển bến xe liên tỉnh ra hết vành đai 4 chẳng khác nào mở cửa cho xe dù đại náo nội đô.

Đại diện nhà xe Tiến Phương, có hơn 10 xe chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa, bày tỏ nguyện vọng muốn được ổn định hoạt động tại bến xe hiện tại, sau này bến xe chuyển đi bến mới thì điều chuyển luôn một thể.

Còn ông Lê Văn Đông, đại diện nhà xe Đông Lý – đơn vị có 12 xe chạy tuyến Hà Nội – Nông Cống (Thanh Hóa) cho biết, nhà xe này đi tiên phong trong việc điều xe tuyến Thanh Hóa – Hà Nội về bến xe Nước Ngầm theo chủ trương của TP Hà Nội.

“Chúng tôi vừa mới điều chuyển từ bến xe Mỹ Đình bến Nước Ngầm được thời gian ngắn, rất cần ổn định để hoạt động, tránh gây xáo trộn cho nhà xe cũng như hành khách”, ông Lê Văn Đông.

Hơn nữa, việc xe khách tuyến cố định hiện phải cạnh tranh gay gắt với tình trạng xe dù, bến cóc xe limousine vào tận phố nhỏ, ngõ ngách để “vợt” khách khiến nhiều xe chạy tuyến cố định có nguy cơ phá sản. Việc điều chuyển bến xe liên tỉnh ra hết vành đai 4 chẳng khác nào mở cửa cho xe dù đại náo nội đô./.